BẠN CÓ ĐANG BỊ LẠM DỤNG CẢM XÚC?

Lạm dụng cảm xúc thường bị che đậy, âm thầm và tinh vi khiến chúng ta rất khó để nhận ra. Nhiều người là nạn nhân của lạm dụng cảm xúc không nhận thức được rằng họ đang bị lạm dụng hoặc đang trong một mối quan hệ độc hại. Một sự thật là loại hình lạm dụng phổ biến nhất là lạm dụng về cảm xúc; và các hình thức lạm dụng như lạm dụng tình dục, thể chất, tài chính cũng có thể được coi là lạm dụng cảm xúc.
Bởi vì lạm dụng tình cảm khó để nhận ra nên thật khó để có thể nói với bạn rằng bạn đang bị lạm dụng. Có phải anh ấy/cô ấy đang xúc phạm bạn? Sự mỉa mai đó có khiến bạn cảm thấy bị tổn thương? Lời nói của anh ấy/cô ấy là một lời khen hay như một sự xúc phạm hơn? Nạn nhân của hình thức lạm dụng này thường xuyên cảm thấy bối rối. Trên thực tế, một dấu hiệu để cho thấy bạn đang bị lạm dụng là bạn thường xuyên cảm thấy bối rối khi ở cạnh người đó.
Kẻ lạm dụng cảm xúc thường đi quá giới hạn của mình. Họ không tôn trọng những sự khác biệt của người khác. Họ thường sẽ đưa ra quyết định cho người yêu/bạn đời hoặc con của họ vì họ không xem người đó là người có thể tự xử lý được những vấn đề của mình và không tôn trọng tính tự lập của người khác. Kẻ lạm dụng cảm xúc sẽ không quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của người khác.
Kẻ lạm dụng luôn tin rằng anh ta/cô ta vượt trội hơn nạn nhân và trách nhiệm của họ chính là phải đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm (thay nạn nhân).
Trong một số trường hợp, hành vi kiểm soát không chỉ là hách dịch, mà còn thô lỗ; và kẻ kiểm soát ấy còn gây tổn thương cho người khác một cách có chủ ý. Điều này đặc biệt đúng đối với những kẻ thích chống đối xã hội và thích thú với đau khổ của người khác.
Một số hành vi gây ra lạm dụng cảm xúc phổ biến như: Đổ lỗi; buộc tội bạn; Không xin lỗi sau khi làm tổn thương bạn; thô lỗ, bỏ mặc bạn; bạo hành; la hét; hành hạ; sử dụng sự im lặng như một biện pháp trừng phạt; “ném đá” bạn; thờ ơ; lạnh nhạt; sử dụng những thứ có thể để chống lại bạn; chế giễu; chửi thề; lấy con cái để chống lại bạn; kiểm soát hành vi (luôn nói với bạn rằng bạn phải làm gì hoặc suy nghĩ như thế nào)…
Theo thời gian, nạn nhân của lạm dụng cảm xúc mất đi cảm giác trực giác và không còn tin tưởng vào chính bản thân mình. Mọi thứ nạn nhân làm đều được đánh giá thông qua cách mà họ nghĩ rằng kẻ lạm dụng sẽ phản hồi về những gì họ làm.
Bởi vì thật khó để biết bạn có phải là nạn nhân của lạm dụng cảm xúc hay không, dưới đây một số trải nghiệm phổ biến của những người đã phải chịu đựng sự lạm dụng này. Nếu như bạn có bất kỳ trải nghiệm nào trong số những trải nghiệm này ở trong mối quan hệ của bạn, rất có thể bạn đang trong một mối quan hệ độc hại và cần phải học cách để bảo vệ bản thân khỏi bị lạm dụng hơn nữa.
Một số biểu hiện như: Bạn có xu hướng luôn phải thận trọng khi ở bên họ; bạn tìm cách bào chữa cho họ; bạn bị lạm dụng “mất trí nhớ” (Đó là, bất cứ khi nào họ làm điều gì đó gây tổn thương bạn, bạn có xu hướng giảm thiểu tính nghiêm trọng của nó, đến mức thậm chí bạn là họ đã từng làm điều tồi tệ ấy với bạn; bạn không còn ý thức về giá trị bản thân; Bạn sống trong sợ hãi và vật lộn với sự lo lắng; bạn quen với việc không được nghe; bạn trở nên lúng túng và ngại bày tỏ ý kiến của mình vì sợ bị họ chế giễu; bạn thường cảm thấy cô đơn trong mối quan hệ này; bạn cảm thấy bị đe dọa; bất an; bạn cảm thấy như đánh mất chính mình…
Cần rất nhiều sự đánh giá để xác định xem ai đó có bị lạm dụng cảm xúc hay không, nhưng nếu bạn cảm thấy rằng mình bất kỳ đặc điểm nào nêu ở trên và đã trải nghiệm chúng, thì đã đến lúc bạn phải tự cứu mình khỏi “sự phá hủy” này.
Bạn có thể làm điều này bằng cách:
(1) Lấy lại tiếng nói và vị thế của bạn
(2) Ngừng biện hộ cho những hành vi của đối phương
(3) Tin tưởng vào trực giác của bạn
(4) Tự bảo vệ mình để sự lạm dụng không còn được tiếp diễn