7 QUY TẮC VÀNG CHỌN NGÀNH CHỌN NGHỀ PHÙ HỢP

Câu hỏi định hướng nghề nghiệp cho tương lai thường được đặt ra với những sĩ tử cuối cấp 3 hay các sinh viên đại học. Nhưng khi đó có thể… đã quá muộn.

Định hướng nghề nghiệp cho tương lai là một quyết định quan trọng. Nó quyết định công việc mà bạn gắn bó và kiếm tiền từ đó. Tuy vậy, thực tế tại Việt Nam công tác định hướng này chưa thực sự được chú trọng và đầu tư bài bản. Không thể phủ nhận, hướng nghiệp là bước đi thiết thực đầu tiên, giúp bạn nhanh chóng chạm tới thành công trong tương lai từ sự nghiệp cho đến cuộc sống đời thường. Thế nhưng việc chọn đúng ngành, học đúng trường tưởng dễ mà lại khó. 

Theo khảo sát của bộ phận tuyển sinh và định hướng nghề của các trường hàng năm, có đến 15 – 20% sinh viên sau khi tốt nghiệp mới biết bản thân chọn sai ngành. Có nhiều nguyên do khiến bạn lâm vào tình trạng trên như chưa hiểu rõ về mình, không nắm bắt được nhu cầu xã hội trong tương lai… Đặc biệt hơn, giới trẻ hiện lựa chọn nghề không phải cho bản thân mà chỉ vì người khác như chọn nghề vì gia đình, vì bạn bè, vì thầy cô,…

2 hậu quả tất yếu xảy ra khi chọn sai ngành

Câu nói “chọn sai ngành học, chết nửa cuộc đời” thật sự không sai. Vì chúng ta phải tiêu tốn hơn 30 năm để học (những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế), nếm trải mùi vị thành bại trong công việc và đi đến đỉnh cao sự nghiệp. Do đó, định hướng nghề trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một bước đi sai sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường như:

1/ Lãng phí thời gian

Một số bạn bỏ phí nhiều năm chỉ để học ngành mà ba mẹ, thầy cô mong muốn hoặc theo xu hướng hiện tại. Kết quả là đánh mất thời gian quý báu, có bằng nhưng không sử dụng được. Theo đó, phần lớn học sinh, sinh viên đều khát khao quay trở lại thời điểm chọn nghề để có thể đưa ra quyết định về ngành phù hợp với niềm yêu thích, năng lực của bản thân cũng như vào đúng trường đào tạo.

Trên thực tế, sẽ có một vài người bằng lòng chấp nhận số phận “thuyền đến đầu cầu ắt tự nhiên thẳng” mà tiếp tục lao theo công việc sai hướng đó. Ở diễn biến khác, nhiều bạn quyết định làm lại từ đầu để bản thân không phải hối hận nhiều trong tương lai.

2/ Lãng phí chất xám

Bên cạnh việc bỏ lỡ thời gian, chất xám cũng là yếu tố bị lãng phí nhiều khi lựa chọn sai ngành. Trong 3 – 4 năm đào tạo tại trường, bạn phải tập trung toàn bộ trí óc để tiếp thu, ghi nhớ kiến thức; ôn tập cho các bài thi giữa kỳ, kết thúc học phần cũng như thực tập và hoàn thành khóa luận. Sau khi ra trường, nhiều sinh viên “cất bằng vào tủ” mà đi làm công nhân hoặc tài xế của những ứng dụng chạy xe công nghệ.

Vậy cần làm gì để chọn đúng nghề?

Dưới đây là 7 quy tắc chọn ngành nghề vô cùng hữu ích mà bất kì ai cũng nên bỏ túi cho hành trang vào đời của mình:

1

ĐỪNG ĐỂ NƯỚC ĐẾN CHÂN MỚI NHẢY!

Việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai thường chỉ được quan tâm khi bước vào giai đoạn cuối cấp hay trên giảng đường đại học. Trong khi đó, nhiều quốc gia đã đẩy mạnh hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh bậc trung học cơ sở. Cùng với đó, đội ngũ giáo viên đảm nhận vai trò định hướng cho học sinh thường là kiêm nhiệm, không được đào tạo bài bản về kỹ năng định hướng. Do đó, ý kiến của các giáo viên có thể mang tính chủ quan, đưa ra các tư vấn không phù hợp với năng lực và điều kiện của học sinh.

Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, khi công tác cải tiến vấn đề định hướng nghề nghiệp cho học sinh chưa có nhiều hiệu quả, vai trò định hướng chính phụ thuộc vào các bậc cha mẹ, những người đồng hành và hiểu rõ năng lực cũng như điều kiện của con em mình. Tuy vậy, phụ huynh cũng cần có một số lưu ý cần nhớ khi định hướng nghề nghiệp sớm cho con em mình.

Theo ông Melvin Chia – Chuyên gia Singapore hơn 10 năm nghiên cứu và trực tiếp huấn luyện về Đào tạo Hướng nghiệp sớm dành cho Thanh Thiếu Niên Singapore, Top 10 Giảng viên xuất sắc hàng đầu Châu Á chương trình Student Leadership Challenge chia sẻ, việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai của các con nên bắt đầu ngay từ năm 10 tuổi.

“Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu hình thành tính cách rõ rệt và là thời điểm vàng để khám phá, tìm hiểu bản thân để từ đó có định hướng phù hợp. Việc định hướng sớm từ giai đoạn này sẽ thúc đẩy cha mẹ tạo điều kiện phù hợp để trẻ được trải nghiệm môi trường liên quan tới nghề nghiệp từ sớm.”

2

TÌM SỰ HỖ TRỢ CỦA CHUYÊN GIA HƯỚNG NGHIỆP

Khi định hướng nghề nghiệp sớm cho con, hãy bắt đầu với các chuyên gia uy tín nhất. Kiến thức về chủ đề định hướng nghề nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm chỉ với một click chuột. Nhưng những nguồn thông tin không được kiểm chứng có thể đưa ra những kiến thức sai lệch.

Bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình, các chuyên gia hướng nghiệp sẽ giúp phân tích các yếu tố đam mê, tính cách cũng như kỹ năng của trẻ. Từ đó, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên định hướng đúng đắn để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với trẻ và đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.

Việc lựa chọn chuyên gia hướng nghiệp phù hợp vô cùng quan trọng, hiện nay có rất nhiều hình thức có thể hướng nghiệp, xác định rõ nhu cầu và mong muốn của bản thân để tìm được người phụ hợp nhất với bạn.

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ hướng nghiệp, hãy click vào đường link này: https://mindcare.vn/dich-vu-huong-nghiep/

3

CHỌN NGÀNH TRƯỚC KHI CHỌN TRƯỜNG

Trong quá trình chọn nguyện vọng thi đại học – cao đẳng, một số học sinh thường có xu hướng chọn trường trước, sau đó mới chọn ngành. Điều này dễ dàng dẫn đến hiện trạng nhiều bạn cảm thấy ngành mình học không phù hợp và đứng giữa quyết định khó nhằn ở giai đoạn năm hai, năm ba: bỏ ngang ngành mình đang học để bắt đầu lại hay gắng gượng vì nuối tiếc công sức phấn đấu suốt một thời gian dài.

Vì vậy, việc chọn ngành nên được ưu tiên thực hiện trước khi chọn trường để hạn chế những rủi ro trong tương lai. Khi chọn ngành, bên cạnh sở thích, đam mê, học sinh nên cân nhắc các yếu tố về khả năng, sở thích cùng triển vọng của ngành nghề đó trong vòng 5 năm tới. Bạn có thể tham khảo mô hình lý thuyết nghề nghiệp dưới đây để chọn ngành, nghề phù hợp.

4

ĐỪNG VỘI CHỌN NGÀNH KHI CHƯA HIỂU ĐÚNG BẢN CHẤT

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần điểm đầu vào thật cao và học ngành đúng khối thi “thế mạnh” của mình là đã nắm chắc thành công 4 năm đại học. Tuy nhiên, đó chỉ mới là bước đầu, đưa bạn chạm đến cánh cửa của trường đại học, cao đẳng, bởi sau cánh cửa đó là một hành trình đầy khắc nghiệt đang đón chờ nếu bạn không nắm rõ bản chất của ngành mình có ý định theo đuổi..

Ví dụ, đặc thù ngành Y là thường xuyên phải tiếp xúc với máu. Nếu một sinh viên Y sợ máu thì dù đã từng học giỏi đến đâu, người đó cũng khó lòng trở thành một bác sĩ trong tương lai. Vì vậy, khi chọn ngành nghề, việc xem nhẹ những điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân khi chọn ngành có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng.

5

KHÔNG CHỌN NGÀNH THEO ĐÁM ĐÔNG!

Những ngành như Quản trị Kinh doanh nghe có vẻ thật hào nhoáng, bạn sẽ biết tất cả mọi thứ sau 4 năm đại học nhưng điều này thật sự nguy hiểm. Việc cái gì cũng biết đến cuối cùng lại thành không biết gì.

Vì vậy, bạn hãy một lần nữa sử dụng các lý thuyết nghề nghiệp để có thể tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách tốt nhất và chọn một chuyên ngành thật cụ thể để theo đuổi.

6

TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP PHÙ HỢP

Việc chọn trường đại học – cao đẳng không nên chỉ dừng ở chất lượng đào tạo hay điểm chuẩn. Để một sinh viên học tập hiệu quả trong suốt 4 năm đại học, môi trường học tập thoải mái cũng là một tiêu chí quan trọng.

7

CHA MẸ ĐÓNG VAI TRÒ LÀ NGƯỜI ĐỒNG HÀNH

Các bậc phụ huynh đôi khi có xu hướng áp đặt sở thích, tham vọng, lập luận của mình vào việc định hướng cho các con. Tuy kinh nghiệm của các bậc cha mẹ là một nguồn tham khảo hiệu quả nhưng nó có thể không phù hợp với trẻ. Việc áp đặt sẽ cản trở sự phát triển tự nhiên cũng như khiến trẻ không có ý thức tự chịu trách nhiệm. Thay vì đó, cha mẹ nên đóng vai trò người đồng hành, giúp con tự khám phá và tìm hiểu bản thân, để con bạn có quyền lựa chọn và có trách nhiệm với quyết định của mình.

Cha mẹ nên đánh giá và nắm rõ khả năng học tập, thực hành của con đạt được, từ đó nhận ra và tập trung phát triển các thế mạnh của con, các tài năng bẩm sinh cũng như những đam mê và sở thích từ sớm.

Sau khi tìm được một ngành học phù hợp, cha mẹ hãy bổ sung cho con các khóa học kỹ năng cần thiết hay những chủ đề, kiến thức cần nghiên cứu để xây dựng hành trình phát triển sự nghiệp tương lai. 

Kinh nghiệm làm việc luôn được đánh giá là nhân tố thực tiễn nhất giúp các bạn trẻ có cái nhìn sâu hơn về lĩnh vực mà mình quan tâm. Đừng chỉ giới hạn thời gian của con tại trường học. Ngay từ lứa tuổi cấp 2 – cấp 3, phụ huynh có thể đồng hành và giúp có cơ hội thử nghiệm các ngành nghề khác nhau thông qua phụ giúp các công việc đơn giản, học việc hay thực tập.

Thay vì chỉ ngồi và đọc những thông tin tuyển sinh, cách làm này có tính thực tiễn cao hơn. Tiếp cận môi trường làm việc thực tế sẽ giúp con bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề mà mình yêu thích hay gắn bó trong tương lai.

Nguồn: st

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm ra một công việc hoàn hảo với mình, việc tìm đến các dịch vụ Tư vấn Hướng nghiệp là một điều thiết thực và hiệu quả. Tìm hiểu và đăng ký Dịch vụ Tư vấn Hướng nghiệp của MindCare!

——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:

☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com
📲 https://mindcare.vn/