6 CÁCH MÀ XÃ HỘI HIỆN ĐẠI ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ĐẾN SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA BẠN

Chúng ta đang sống trong một thế giới tuyệt vời trên nhiều phương diện (dịch vụ nha khoa chất lượng, ô tô với độ an toàn cao, và chúng ta ở Mexico cũng có thể dễ dàng liên lạc với người bà ở tận Scotland) – nhưng thật đáng buồn khi điều đó cũng liên kết chặt chẽ với sự hình thành chứng lo âu mức độ cao và trầm cảm mức độ thấp hay gặp.
6 đặc trưng của thế giới hiện đại là nguyên nhân của các chứng rối loạn tâm lý này. Mỗi đặc trưng lại có giải pháp riêng, và để có thể tìm và chọn đúng giải pháp, chúng ta cần đào sâu hơn về vấn đề này.

6 đặc trưng ấy là:

1. Chế độ nhân tài.

Xã hội này nói với chúng ta rằng ai cũng có thể tự do thành công nếu họ có tài năng và nghị lực. Mặt trái của ý tưởng tự do và tốt đẹp này là việc thất bại không được coi như là tai nạn hay rủi ro mà là dấu hiệu chắc chắn của sự thiếu năng lực hay lười biếng. Nếu những người ở “top đầu” xứng đáng với thành công của họ, vậy những người ở cuối danh sách chắc hẳn chỉ đáng có được thất bại. Một xã hội đề cao chế độ nhân tài biến nghèo đói từ một vấn nạn trở thành bằng chứng cho việc đáng bị chỉ trích, và những người thất bại do gặp rủi ro trở thành những kẻ thất bại.

Giải pháp là một niềm tin mạnh mẽ được thừa nhận về phương diện văn hóa trong hai quan điểm: “may mắn” – thành công không chỉ dựa vào tài năng và nỗ lực; và “bi kịch” – người tốt hay tử tế cũng có thể thất bại và đáng được cảm thông thay vì khinh miệt.

2. Chủ nghĩa cá nhân.

Một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân rao giảng rằng các cá nhân và những thành tựu của họ là điều quan trọng nhất, mỗi người đều có số mệnh riêng của mình. Cộng đồng không đáng được quan tâm ở đây; đoàn thể chỉ dành cho những kẻ thất bại. Còn việc trở nên “bình thường” được coi như một lời nguyền. Kết quả là: một kiểu người mà hầu hết chúng ta đều trở thành đều có liên quan tới sự thất bại dị thường.

Giải pháp là phải đề cao cuộc sống bình thường tươi đẹp ấy – trân trọng những điều thú vị diễn ra và những nghĩa cử cao đẹp thầm lặng mỗi ngày.

3. Chủ nghĩa thế tục.
Các tầng lớp theo chủ nghĩa thế tục không tin tưởng vào (sự tồn tại của) bất cứ thứ gì lớn hơn hoặc vượt qua chính họ. Các tôn giáo đã từng có chức năng vạch trần thói nhu nhược và sự xung đột địa vị giữa chúng ta. Nhưng bây giờ, không có gì có thể làm kinh ngạc hay thuyết phục con người, khi mà thành công và bất hạnh với họ quan trọng hơn tất cả.
Giải pháp ở đây là thường xuyên mượn trí tuệ của các Đấng tối cao để tạo ra góc nhìn tốt đẹp đối với những bất hạnh cá nhân: âm nhạc, những ngôi sao trong đêm, không gian mênh mông của sa mạc hay đại dương sẽ an ủi chúng ta theo những cách khác nhau.
4. Chủ nghĩa lãng mạn.
Triết lý của Chủ nghĩa lãng mạn nói với chúng ta rằng ở ngoài kia rồi sẽ có một người vô cùng đặc biệt mang đến hạnh phúc tột cùng cho chúng ta. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều phải gắn bó với những mối quan hệ với mức độ chịu đựng nhất định khi nửa kia là những người tuyệt vời trong khía cạnh này và khó chịu ở khía cạnh khác. Sẽ là thảm họa nếu nó được so sánh với những hy vọng to lớn ban đầu của chúng ta.
Giải pháp cho vấn đề này là chúng ta phải thấy rõ được mình không sai: chúng ta chỉ đang tin vào một giấc mơ không có thực mà thôi. Thay vào đó, chúng ta nên có những hoài bão bên cạnh tình bạn và tình yêu thuần khiết.
5.Truyền thông.
Truyền thông chiếm ưu thế và vị trí rất lớn trong cuộc sống của chúng ta – nhưng lại thường gây sợ hãi, lo lắng, hoảng loạn và tức giận trong khi phủ nhận vai trò trung gian của chúng ta hay bất cứ cơ hội hữu ích nào cho những hành động mang tính cá nhân. Truyền thông thường chú trọng đến những mặt thiếu sót nhất trong bản chất con người, đồng thời bỏ qua sự hiện diện của những mục đích tốt, có trách nhiệm và phẩm hạnh để tạo sự cân bằng. Tệ nhất là nó buộc chúng ta sử dụng “công lý đám đông” (khi đám đông tự phán quyết và thi hành luật pháp).
Điều cần làm ở đây là cung cấp các tin tức tập trung vào giải pháp và các vấn đề nói chung thay vì lan rộng sự giận giữ, cường điệu hành vi đổ lỗi và những biểu tượng “quỷ dữ” – đồng thời thường xuyên nhắc nhở chính mình sử dụng những thông tin đến từ đời sống và kinh nghiệm thực tiễn của chúng ta.
6. Chủ nghĩa hoàn hảo.
Xã hội hiện đại đặt áp lực lên chúng ta phải trở nên sâu sắc, đúng mực và hoàn hảo, coi đó là nhiệm vụ phải hoàn thành. Bởi vậy, chúng ta cuối cùng miễn cưỡng chính mình, cảm thấy yếu đuối và đã lãng phí cuộc đời mình.
Để khắc phục vấn đề này, chúng ta cần một văn hóa liên tục khuyến khích tư tưởng rằng hoàn hảo không nằm trong tầm tay – đôi khi có những suy nghĩ hơi (hay ở một số thời điểm rất) không tốt là một phần không thể tránh được của con người; điều chúng ta cần nhất là những người bạn tốt có thể cùng ngồi và bàn luận một cách chân thật về nỗi sợ hãi và thương tổn thực sự.
Các tác động do rối loạn tâm lý mang lại hiện nay đa dạng và liên tục biến đổi hơn rất nhiều so với các phương pháp chữa trị cần thiết. Chúng ta xứng đáng có được chút thương cảm cho cái giá phải trả khi sinh ra trong thời hiện đại. Hy vọng các phương pháp điều trị hiện nay sẽ mở ra cơ hội cho cả cá nhân và tập thể, nếu như chúng ta thừa nhận một cách rõ ràng, đầy đủ nguyên nhân của những lo âu và buồn phiền thực sự của chúng ta.